Đông trùng hạ thảo là loại dược liệu quý, thành phần chứa nhiều dược chất có lợi cho sức khỏe. Tuy là dược liệu được sử dụng rộng rãi nhưng hình ảnh đông trùng hạ thảo vẫn còn khiến nhiều người bị nhầm lẫn giữa các loại đông trùng với nhau. Để dễ dàng phân biệt từng loại đông trùng hạ thảo, trong bài viết này Cửa hàng đông trùng hạ thảo Onplaza sẽ cung cấp hình ảnh chi tiết, cận cảnh về từng loại đông trùng hạ thảo giúp bạn đọc có thể hình dung và nhận biết chính xác nhất các loại đông trùng để không bị nhầm lẫn các sản phẩm với nhau.
Nguồn gốc tên Đông trùng hạ thảo
“Đông trùng hạ thảo” có tên gọi rất đặc biệt, thực chất xuất phát từ thực tế trong quá trình chúng sinh trưởng và phát triển. Mùa đông ấu trùng của loài bướm Thitarodes Viette đi ngủ đông và các bào tử của nấm Ophiocordyceps sinensis sống ký sinh. Nhưng đến mùa hè bào tử nấm mọc và chồi lên từ đầu ấu trùng, nhô lên khỏi mặt đất. Nói cách khác, hình ảnh đông trùng hạ thảo vào mùa đông thì nhìn giống con sâu nhưng đến mùa hè thì trông như loài thực vật vươn lên khỏi mặt đất.
- Tìm hiểu thêm tại bài viết: Đặc điểm đông trùng hạ thảo, công dụng, cách dùng
Hình ảnh đông trùng hạ thảo Tây Tạng
Đông trùng hạ thảo Tây Tạng là loại đông trùng được tìm thấy ở khu vực cao nguyên Tây Tạng của Trung Quốc. Nơi đây là quê hương của loại đông trùng tự nhiên chính hiệu. Cũng bởi sự sinh trưởng đặc biệt khi được tạo ra từ sự kết hợp giữa ấu trùng sâu bướm và nấm ký sinh nên đông trùng hạ thảo tự nhiên được chia thành 2 phần rõ rệt, một phần là trùng và một phần là thảo. Trong đó, phần trùng chính là phần sâu non, sau khi bị hút sạch chất dinh dưỡng chúng sẽ chết dần và khô lại, mang màu vàng nâu đặc trưng.
Phần “trùng”
Hình ảnh đông trùng hạ thảo trong tự nhiên ở phần “trùng” trông rất giống một con sâu tằm, cụ thể nó mang những đặc điểm sau:
- Phần đầu: Gần giống như đầu con tằm, chiều dài 3-5cm, mang màu vàng sẫm hoặc vàng.
- Mắt: Sâu, bề mặt phẳng và không lồi lê như các loài khác. Thường thì mắt đông trùng sẽ có màu nâu đỏ. Một số trường hợp phần thảo sẽ phát triển vượt bậc và che mất phần mắt, bạn chỉ cần cạo nhẹ là sẽ thấy được mắt của chúng.
- Phần lưng: Các vân vòng quanh thân tương đối rõ rệt. Cứ 3 vân lại hình thành 1 nếp và chúng xếp dọc thân. Càng về gần đầu thì các vân lại càng mọc sát nhau hơn.
- Chân: Đông trùng có tất cả 8 cặp chân, 4 cặp ở giữa đối xứng nhau. Trong đó có 3 cặp chân đầu gần như bị thoái hóa và gần như liền sát nhau. Riêng cặp chân cuối thì tách biệt rõ ràng nhất.
- Phần đuôi: Mang hình thái tương tự đuôi tằm nhưng mang màu nâu và tương đối nhọn.
Phần “thảo”
Đây là phần nấm kí sinh phát triển và đâm trồi giống như một ngọn cỏ. Phần thâm nấm tương tự như ngón tay thon dài mang màu của cành cây khô, đoạn gần gốc thì hơi ngả vàng.
Thông qua hình đông trùng hạ thảo tự nhiên về màu sắc, hình dáng, người dùng có thể dễ dàng phân biệt được thật – giả. Tuy nhiên, không phải một sớm một chiều mà người dùng có thể phân biệt được, nhất là những người chưa có kinh nghiệm.
Hình ảnh nấm đông trùng hạ thảo nuôi cấy trên nhộng tằm
Nấm đông trùng hạ thảo nhộng tằm là loại đông trùng hạ thảo được nuôi cấy và sản xuất trong phòng thí nghiệm với quy trình chất lượng được đảm bảo nghiêm ngặt. Đây là thành quả tự hào của các nhà khoa học Việt Nam trong việc nuôi cấy thành công đông trùn trên giá thể nhộng tằm, giải quyết nhu cầu của thị trường trước sự khan hiếm của đông trùng tự nhiên như hiện nay. Đồng thời tạo cơ hội cho mọi đối tượng có cơ hội tiếp cận và sử dụng sản phẩm chất lượng với mức giá phải chăng.
- Xem thêm hình ảnh các sản phẩm về nấm đông trùng hạ thảo TẠI ĐÂY
Nhìn chung thì hình ảnh nấm đông trùng hạ thảo được nuôi cấy trên nhộng tằm có sự khác biệt lớn so với đông trùng tự nhiên. Song chúng cũng được chia thành 2 loại rõ rệt là phần “trùng” và phần “thảo”. Cụ thể như dưới đây:
- Phần trùng: Là phần nhộng tằm còn sót lại sau khi bị nấm ký sinh hút hết chất dinh dưỡng. Bộ phận này vẫn giữ nguyên hình dạng của nhộng với phần đầu, phận bụng và phần đuôi. Lớp vỏ ngoài của nấm đông trùn hơi cứng, bụng tròn và mềm. Phần trùng có màu đen, nâu và dài từ 2-3cm.
- Phần thảo (phần cây đông trùn hạ thảo): Các đầu tua nhỏ đâm thẳng, dài khoảng 4-5cm và có màu cam tươi đặc trưng.
Hình ảnh nấm đông trùng hạ thảo nuôi cấy trên sinh khối
Đông trùng hạ thảo sinh khối được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm nhờ phương pháp nhân sinh khối lượng. Hình ảnh nấm đông trùng hạ thảo sinh khối cũng gồm 2 phần:
- Phần đế sinh khối: Là hỗn hợp cung cấp chất dinh dưỡng cho nấm ký sinh. Bao gồm: Gạo lứt, nhộng tằm, đậu xanh,… Thường mang màu trắng đục hoặc tương tự như màu cám gạo.
- Phần thân thảo: Gồm nhiều xúc tua mọc phía trên và dài khoảng 7-9cm. Phần này có màu vàn cam và thường chứa nhiều dược chất quý hơn cả.
Như vậy, bài viết đã cung cấp chi tiết hình ảnh đông trùng hạ thảo tự nhiên cũng như nấm đông trùng hạ thảo để bạn đọc theo dõi. Hy vọng đây sẽ là cơ sở quan trọng để bạn phân biệt các loại đông trùng hạ thảo trên thị trường hiện nay.
Xem thêm video về đông trùng Hạ thảo tây tạng nguyên con