Site icon Cửa hàng Đông Trùng A9000 OnPlaza

Các Thành Phần – Dược chất quý có trong Đông Trùng Hạ Thảo

Thành phần đông trùng hạ thảo gồm những dược tính nào, tính ứng dụng của những thành phần này ra sao. Ngoài sự quý hiếm thì thành phần cũng chính là yếu tố cốt lõi để khiến đông trùng hạ thảo trở thành“biệt dược tiền tỷ”, là thứ “vàng mềm” của thế giới. 

Sự hình thành và nguồn gốc đông trùng hạ thảo

Theo tiến sĩ Ngô Xuân Nghiễn, chuyên gia nấm ăn, nấm dược liệu – Học viện Nông nghiệp Việt Nam, tên gọi “Đông trùng hạ thảo” là để chỉ rất nhiều loài có cùng kiểu vòng đời trong một chi của ngành Nấm Túi có tên là Cordyceps.

Bên cạnh đó, Tiến sĩ Ngô Xuân Nghiễn cũng cho biết: “Trong số các loài thuộc chi Cordyceps có cùng kiểu vòng đời đặc trưng, thì chỉ có hai loài Cordyceps militaris và Cordyceps sinensis là được tập trung nghiên cứu, cũng như sử dụng nhiều hơn cả.”

 Thành phần của đông trùng hạ thảo tự nhiên và nuôi trồng

– Cordyceps sinensis: Là loài đông trùng hạ thảo tự nhiên, chưa thể nuôi trồng nhân tạo và được thu thập từ những vùng núi có độ cao từ khoảng 3500 đến 5000 mét của Tây Tạng, Thanh Hải (Trung Quốc), Nepal. Do đó, loài này rất khan hiếm và có giá thành đắt đỏ bậc nhất thế giới.

– Cordyceps militaris: Hay còn gọi là nấm, nhộng trùng thảo, đã được hoàn thiện kỹ thuật nuôi trồng nhân tạo và hiện đang được sản xuất chủ yếu ở: Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Thái Lan.

Thành phần chính của đông trùng hạ thảo

Theo Wikipedia, trong các phân tích hóa học đã nghiên cứu cho thấy trong sinh khối của đông trùng hạ thảo có chứa tới 17 loại axit amin khác nhau, D-mannitol, lipit, nhiều nguyên tố vi lượng (Al, Si, K, Na v.v..).

Quan trọng hơn cả là trong sinh khối của đông trùng có nhiều chất có hoạt tính sinh học quan trọng mang đến giá trị dược liệu cao, trong đó cần phải kể đến là axít cordiceptic, cordycepin, adenosine, hydroxyethyl-adenosin.

Những thành phần chính có trong đông trùng

Đáng chú ý hơn cả là nhóm hoạt chất HEAA (Hydroxy-Etyl-Adenosin- Analogs). Bên cạnh đó, thành phần đông trùng hạ thảo còn chứa nhiều loại vitamin (trong 100 g đông trùng hạ thảo có 0,12 g vitamin B12; 29,19 mg vitamin A; 116,03 mg vitamin C, ngoài ra còn có vitamin B2 (riboflavin), vitamin E, vitamin K…)

Đặc biệt, các axit amin dồi dào nhất trong đông trùng hạ thảo là lysine, axit glutamic, proline và threonine. Trong đó, đông trùng hạ thảo rất giàu axit béo không bão hòa, bao gồm khoảng 70% tổng số axit béo. Axit không bão hòa phong phú nhất là axit linoleic.

Tính ứng dụng trong thực tế của dược liệu đông trùng hạ thảo

Nhà khoa học Qinh Wu Yi Luo trong cuốn “ Cỏ mới” và Tạp chí Fotune đã có những bài nghiên cứu về tác dụng , đặc biệt là các thành phần dược liệu của đông trùng hạ thảo mang đến tính ứng dụng khá cao, trong đó:

– Thành phần 17 acid amin hiếm đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa và tổng hợp protein cho cơ thể.

– Hợp chất polysaccharide đóng vai trò giúp tăng cường đề kháng, sức miễn dịch của cơ thể để chống lại virus và ký sinh trùng.

– Thành phần hypolipidemic kết hợp cùng các axit amin trong đông trùng hạ thảo hỗ trợ làm sạch phổi, bảo vệ phổi khỏi những tác động của khói thuốc ô nhiễm, hỗ trợ điều trị các chứng ho đàm, liên quan đến hô hấp ở trẻ nhỏ và người lớn.

– Lipid là thành phần đóng vai trò tạo năng lượng cần thiết cho cơ thể.

– Thành phần D-mannitol mang đến tác dụng trong việc hỗ trợ giảm thiểu hội chứng phù não, liên quan đến bệnh bài nước tiểu, thiểu niệu.

– Thành phần các nguyên tố vi lượng như Na, K…đóng vai trò quan trọng trong các enzyme, vitamin, hormone, tham gia vào một số phản ứng trao đổi chất, đóng vai trò hoạt hóa hoặc coenzyme xúc tác.

– Các dược chất adenosine, deoxy-adenosine…có khả năng hạ huyết áp, điều tiết khí oxy cho máu và chống rối loạn nhịp tim.

– Dược chất Cordycepic acid, Adenosine có tác dụng tăng tuần hoàn máu làm đẹp da, giảm sự lão hóa cho phái đẹp.

– Thành phần ergosterol, delta-3 ergosterol, ergosterol peroxid, 3-sitosterol, daucosterol, campassterol…mang tính năng hữu hiệu cho thận, hỗ trợ điều tiết họa động của thận, tăng cường khả năng tinh dục, hỗ trợ hạn chế tình trạng di tinh, xuất tinh sớm. 

Xem các nghiên cứu về ứng dụng của đông trùng hạ thảo trong bài viết phân tích tác dụng của đông trùng hạ thảo: 5 nhóm Tác dụng của đông trùng hạ thảo theo nghiên cứu y học

Lưu ý khi chọn mua đông trùng hạ thảo

Đối với loại ĐTHT tự nhiên

Hình ảnh con đông trùng hạ thảo trong tự nhiên

Đông trùng tự nhiên việc khai thác chỉ một lần trong năm và các con trùng thảo sẽ được phân loại theo thứ tự to nhỏ khác nhau, còn nguyên vẹn thân hay chân nấm, loại bị gãy rời phần thân và chân nấm trong quá trình khai thác, vận chuyển sẽ có giá trị thấp so với loại nguyên vẹn. 

Đặc thù phần chất dinh dưỡng nằm ở cây nấm hạ thảo ngoi lên trên mặt đất, chứ không phải nằm ở con sâu (đông trùng), khoa học chứng minh được rằng các hoạt chất đều tập trung trong nấm Cordyceps sinensis (phần thảo phía trên) chứ không hề có ở phần sâu phía dưới mặt đất (hầu như không có tác dụng). Chính vì vậy khách hàng khi mua cần lưu ý chọn mua con đông trùng con nguyên vẹn có cả phần thảo và phần trùng gắn kết với nhau.

Đối với loại ĐTHT nuôi trồng

Đông trùng hạ thảo nuôi trồng có tên khoa học là Cordyceps militaris, thường có 2 dạng hoa nấm đông trùng và nhộng đông trùng. Loài này hầu hết được nuôi trồng thành công và được chứng minh có dược tính gần giống với ĐTHT tự nhiên. Tuy nhiên đối với loài nuôi trồng các thành phần dược liệu, hoạt chất vẫn hạn chết hơn so với loài tự nhiên, bởi vậy mà dòng tự nhiên thường có giá thành thấp hơn, cũng dễ dàng mua được hơn.

Nhộng đông trùng hạ thảo được nuôi cấy

Thành phần đông trùng hạ thảo có rất nhiều lợi ích nhưng hiện cũng đang được làm giả, làm nhái rất tinh vi, nếu người tiêu dùng không có chuyên môn, khó có thể phân biệt được. Khi mua hàng cần chọn nơi uy tín để mua hàng. Có thể tìm hiểu cách phân biệt thật giả đông trùng hạ thảo TẠI ĐÂY 

3.7/5 - (3 bình chọn)
Exit mobile version