So với đông trùng hạ thảo, nhân sâm cũng là một loại dược liệu rất quý bởi các thành phần dược chất có trong đó. Trong đông y, có một số bài thuốc sử dụng kết hợp 2 loại dược liệu đông trùng và nhân sâm với nhau nhằm mục đích tăng cường sức khỏe, hỗ trợ điều trị một số bệnh.
Tổng quát về nhân sâm
Ngay từ 3000 năm trước, con người đã sử dụng nhân sâm để bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe. Trong “Tứ đại danh dược“, nhân sâm đứng ở vị trí đầu tiên (Sâm – Nhung – Quế – Phụ), điều đó cho thấy nhân sâm giá trị đến nhường nào. Cho đến ngày nay, nhân sâm vẫn rất được ưa chuộng, cả Đông y và Tây y đều ghi nhận những lợi ích sức khỏe của loại dược liệu này. Để hiểu rõ hơn về nhân sâm, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Nhân sâm có danh pháp khoa học là Panax ginseng. Đây là loại thực vật có hoa thuộc họ Cuồng. Ngay từ khi mới được khoa học phát hiện, nhân sâm đã được coi là vị thuốc quý, đại bổ và có nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người.
Thực tế, y học cổ truyền Trung Hoa đã sử dụng loại dược liệu này ngay từ 3000 năm trước. Trong điển dược “Thần nông bản thảo”, nhân sâm cũng được nhắc đến như là thần dược và được ví như thứ “vàng mười” đối với sức khỏe.
Các thành phần dinh dưỡng trong nhân sâm
Nhân sâm là loài thực vật mọc hoang hoặc có thể được trồng tại nhiều quốc gia châu Á như: Triều Tiên, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ. Cách đây hàng nghìn năm, con người đã tìm ra và sử dụng trong bồi bổ cơ thể và hỗ trợ bệnh tật. Khi tiến hành nghiên cứu các thành phần dinh dưỡng có trong nhân sâm, các nhà khoa học cũng đã chỉ ra nhân sâm có chứa:
- Polysacarit
- Ginsenosides
- Vitamin E, C
- IH901
- Hơn 30 loại saponin
- Hợp chất K
- Peptide
- Rượu polyacetylenic
- Axit béo
- Tinh dầu
- Glucid
- Các nguyên tố vi lượng: Kali, Mangan, selen…
Tác dụng của nhân sâm
Cũng nhờ hàm lượng dược chất quý cao mà nhân sâm đem lại rất nhiều lợi ích sức khỏe. Dưới đây là những hiệu quả đối với sức khỏe của nhân sâm đã được cả y học cổ truyền và y học hiện đại thừa nhận:
-
- Bổ sung năng lượng cho cơ thể: Nhân sâm cung cấp lượng dưỡng chất dồi dào, là nguồn năng lượng để cơ thể hoạt động bình thường. Đây cũng là yếu tố giúp cho người ốm yếu nhanh chóng phục hồi cả thể chất và tinh thần. Đặc biệt, nhân sâm cũng giúp chống lại sự mệt mỏi, tăng cường chức năng miễn dịch cho bệnh nhân nan y.
- Chống oxy hóa, giảm viêm: Trong nhân sâm có chứa hàm lượng lớn – ginsenoside hoạt chất giúp ức chế quá trình oxy hóa, chống lại sự phát triển của các gốc tự do trong tế bào. Mặt khác, ginsenoside cũng giúp ngăn chặn phản ứng viêm của cơ thể.
- Cải thiện tinh thần, trí nhớ: Thành phần ginsenosides và hợp chất K của nhân sâm giúp bộ não ở trạng thái thoải mái nhất, cải thiện trí nhớ hiệu quả. Đồng thời, thành phần này cũng đem lại hiệu quả trong cải thiện hành vi, nhận thức cho người mắc bệnh Alzheimer.
- Cải thiện chức năng 5inh ký nam: Từ hàng ngàn năm trước, các thái y đã sử dụng nhân sâm để bồi bổ sức khỏe, cải thiện chuyện “chăn gối” cho vua chúa và tầng lớp quý tộc. Cho đến ngày nay, lợi ích này cũng đã được y học hiện dại chứng minh với nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Hàn Quốc, Nhật Bản…
- Hạ đường huyết, hỗ trợ bệnh nhân tiểu đường: Hoạt chất Ginsenosides của nhân sâm giúp giảm đường huyết nhờ cơ chế tác động sự sản sinh insulin ở tuyến tụy. Mặt khác, nhân sâm cũng giúp giảm cảm giác khó chịu do bệnh tiểu đường gây ra.
- Nâng cao chức năng miễn dịch: Thử nghiệm dùng nhân sâm trên các bệnh nhân nan y cho thấy hệ miễn dịch được cải thiện đáng kể.
- Cải thiện chất lượng giấc ngủ: Chiết xuất của nhân sâm giúp an thần, đánh tan những căng thẳng mệt mỏi, nhờ vậy mà tình trạng mất ngủ được cải thiện rõ rệt. Cũng nhờ có những giấc ngủ sâu mà cơ thể người dùng luôn khỏe mạnh, nâng cao hiệu quả học tập và làm việc.
- Ngăn ngừa lão hóa, kéo dài tuổi thọ: Khi sử dụng nhân sâm đúng cách, đúng liều lượng sẽ giúp cải thiện quá trình lão hóa, kéo dài tuổi thọ để chị em “trẻ mãi không già”.