Menu
Menu

Cá Ngựa: Đặc điểm, phân bố, tác dụng, phân biệt thật giả, lưu ý khi sử dụng

thuyquynh 21 Th10, 2020 Dược liệu

Chương trình khuyến mại khi mua Đông trùng hạ thảo Onplaza

Cửa hàng Đông Trùng Hạ Thảo On-Plaza

Cá ngựa được coi là một loại thuốc quý trong đông y, thường được sử dụng trong bài thuốc ngâm rượu đông trùng hạ thảo dành cho các quý ông bị yếu môn sinh và kém môn lý. Vậy hãy cùng tìm hiểu về các đặc điểm, tác dụng và giá bán của vị thuốc cá ngựa qua bài viết dưới đây.

Đặc điểm hình thái của cá ngựa

Cá ngựa là một trong những sinh vật biển có hình dáng bên ngoài khá độc đáo và lạ mắt, không giống như đa số loài cá nước mặn khác. Tên gọi của loài này cũng bắt nguồn từ việc chúng có hình dáng bên ngoài khá giống với loài ngựa. Người ta còn sử dụng cá ngựa như một loại dược liệu vô cùng quý hiếm và có khả năng đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe người dùng. Từ thời xa xưa, chúng đã được coi là vật phẩm quý chỉ được dùng để dâng tặng lên vua chúa, quý tộc để chăm sóc sức khỏe.

Cá ngựa (hay còn có tên gọi khác là hải mã, hải long, thủy mã) các cái tên này bắt nguồn từ hình dáng bên ngoài của nó rất giống với con ngựa. Cá ngựa là loài cá biển thuộc chi Hippocampus và họ Syngnathidae, cùng dòng với cá chìa vôi.

Tùy thuộc vào từng giống cá ngựa mà chúng có tuổi thọ vào khoảng từ 1 đến 5 năm tuổi. Một con cá ngựa trưởng thành thông thường có chiều dài vào khoảng 15 đến 20cm, cũng có loài sở hữu chiều dài thân lên đến 35cm, thường có thân màu trắng, cũng có thể có màu xanh đen, màu vàng nhạt, vàng nâu và có mùi tanh đặc trưng. Một trong những điểm đặc biệt của loài cá này là chúng có thể thay đổi màu sắc cơ thể theo màu môi trường, cũng có khi chúng có dạng trong suốt, rất khó thấy.

Cá ngựa hay còn được gọi là hải mã - loài cá vô cùng đặc biệt

Cá ngựa hay còn được gọi là hải mã – loài cá vô cùng đặc biệt

Cá ngựa có phần đầu giống hình đầu ngựa nằm ngang vuông góc với phần thân hoặc đôi khi gập xuống đỉnh đầu cá sẽ nhô ra những chiếc ga to nhô lên cao. Mõm cá ngựa có hình trụ dài, miệng thuôn dài ra dùng để hút thức ăn, loài cá này không có răng. Hai mắt cá ngựa trũng khá sâu hoạt động độc lập với nhau và khả năng quan sát của cặp mắt này là vô cùng tốt. Thân cá ngựa hơi dẹt và cong trên thân có chia thành nhiều ô nhỏ hình chữ nhật đến gần giữa lại phình to nhìn giống như hình đèn lồng, điều đặc biệt là loài cá này không có vảy.

Thân cá ngựa được cấu tạo bởi các đốt xương vòng, khi dùng tay chạm vào sẽ có cảm giác cứng. Đuôi của loài cá ngựa này cũng không giống như những loài cá thông thường, đuôi cá ngựa có hình xoắn ốc giống như hình cái móc với khoảng 40 đốt xương, đuôi cá thường dài bằng hoặc cũng có con đuôi dài hơn thân. Đặc điểm đuôi dài này giúp cá thích nghi với nhu cầu bám vào các loại tảo biển hay san hô để đứng với dáng thẳng đứng và không bị nước cuốn.

Một đặc điểm quan trọng của hải mã là loài cá này có khả năng bơi lội không tốt, chúng di chuyển bằng cách vẫy liên tục chiếc vây nhỏ sau lưng với tốc độ ước tính vào khoảng 35 lần/giây, sử dụng vây nhỏ phía sau đầu để điều chỉnh hướng đi được dễ dàng hơn.

Theo như nghiên cứu, hải mã sống thành cặp đực – cái với tập tính sinh sản khác với các loài cá khác. Trước ngực con đực có túi dùng để hứng và ấp trứng, trong quá trình giao phối con cái sẽ gửi khoảng 1500 trứng vào túi, con đực sẽ phóng tinh trùng vào phần trứng này và quá trình thụ tinh diễn ra ngay trong túi. Sau khoảng thời gian 2 đến 3 tuần, cá con sẽ nở ra và mất khoảng 45 ngày để cá phát triển đầy đủ, lúc này cá đực sẽ phóng con ra bên ngoài. Cá ngựa con sống bám vào những con cá ngựa khác và tỉ lệ sống sót của cá con là rất thấp, chỉ vào khoảng 1/1000.

Cá ngựa đực trong mùa sinh sản

Cá ngựa đực trong mùa sinh sản

Phân loại khoa học của Cá Ngựa

  • Giới  Animalia
  • Ngành Chordata
  • Phân ngành Vertebrata
  • Phân thứ ngành Gnathostomata
  • Liên lớp  Osteichthyes
    (không phân hạng) Craniata
  • Lớp Actinopterygii
  • Phân lớp Neopterygii
  • Phân thứ lớp  Teleostei
  • Liên bộ Acanthopterygii
  • Bộ Syngnathiformes
  • Họ  Syngnathidae
  • Phân họ  Hippocampinae
  • Chi  Hippocampus 

Cá ngựa phân bố ở đâu?

Cá ngựa có thể được tìm thấy ở gần như tất cả các vùng biển, tuy nhiên chúng được tìm thấy nhiều nhất là ở vùng biển nhiệt đới và biển ôn đới nóng. Cá ngựa đặc biệt thích hợp với môi trường sống ở những vùng biển có độ che phủ cao như các khu rừng nhiều san hô hay các khu rừng ngập mặn.

Theo các chuyên gia nghiên cứu, vùng biển Thái Bình Dương là vùng biển với số lượng loài cá ngựa đông đúc nhất, gồm có 4 loài. Vùng biển Đại Tây Dương có 2 loài trong đó có loài cá ngựa lùn nổi tiếng với hình dáng bên ngoài đặc biệt và có tốc độ di chuyển rất chậm. Ở khu vực biển Địa Trung Hải có 3 loài cá ngựa sinh sống còn những vùng biển khác trên thế giới được tìm thấy rải rác 1 đến 2 loài cá ngựa sinh sống.

Cá ngựa phân bố ở hầu hết các vùng biển nhiệt đới, ôn đới nóng

Cá ngựa phân bố ở hầu hết các vùng biển nhiệt đới, ôn đới nóng

Phân loại cá ngựa

Dựa vào hình thái bên ngoài được phân chia làm 5 loại 

  • Cá ngựa trắng
  • Cá ngựa đen
  • Cá ngựa xương
  • Cá ngựa gai
  • Cá ngựa Indonesia

Dựa vào trạng thái tồn tại 

  • Cá ngựa tươi: chưa qua sơ chế, chúng được nuôi hoặc đánh bắt gần bờ
  • Cá ngựa khô: đây là loại được sơ chế sấy khô bảo quản

Tác dụng của cá ngựa với sức khỏe

Cá ngựa là loại dược liệu vô cùng tốt cho sức khỏe, được biết đến với lợi ích to lớn đối với chức năng sinh lý của cơ thể. Sử dụng cá ngựa giúp ôn thận, tráng dương, điều khí, hoạt huyết và mang lại một cơ thể khỏe khoắn, lành mạnh hơn.

Cá ngựa được nhiều người biết đến với những lợi ích mà nó mang lại cho chức năng sinh lý ở cơ thể nam giới, là một trong những vị thuốc trong y học cổ truyền Trung Hoa, có thể sử dụng chúng để cải thiện tình trạng liệt dương, rối loạn cương dương hay cải thiện tình trạng xuất tinh sớm cũng như chữa chứng di tinh di niệu và giúp cho chức năng sinh sản tốt hơn.

Ngoài ra, cá ngựa còn có thể được sử dụng để giúp cải thiện tình trạng khó đẻ ở sản phụ và giúp chữa mụn nhọt, suy nhược thần kinh, thường xuyên căng thẳng, lo âu, mệt mỏi ở người vừa sinh con xong.

Cá ngựa có thể đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể đặc biệt là nam giới

Cá ngựa có thể đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể đặc biệt là nam giới

Bên cạnh đó loại dược liệu này còn được các nghiên cứu công bố là chứa rất nhiều những thành phần dưỡng chất tốt cho sức khỏe như omega 3, acid amin, các loại enzyme cùng với protein và các nguyên tố vi lượng như Cu, Ca, Fe, Al,… Trong cá ngựa có chứa enzyme tổng hợp prostaglandin với khả năng kích thích cơ thể tạo ra các hormone oxytocin, đây là hormone rất cần thiết cho quá trình ổn định và cải thiện khả năng sinh dục nam giới, nâng cao chức năng sinh lý cơ thể và làm cho đời sống vợ chồng hạnh phúc hơn. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng các enzyme này còn có chức năng điều hòa thần kinh, cải thiện hoạt động của hệ miễn dịch.

Ngoài ra, trong cá ngựa còn có chứa DHA, giúp đẩy mạnh quá trình sản sinh tinh trùng, nâng cao số lượng và chất lượng của tinh trùng. Peptit cũng là một trong những thành phần tốt có trong cá ngựa, giúp kháng khuẩn, tạo ra hàng rào chắn bảo vệ người dùng khỏi nguy cơ bị các loại virut, vi khuẩn xâm nhập. Cung cấp protein cần thiết cho cơ thể cũng là một trong những lợi ích được các chuyên gia đánh giá cao của cá ngựa. Các protein này rất tốt cho quá trình chống oxy hóa, làm chậm lão hóa và giúp tái tạo tế bào hồng cầu trong máu, nâng cao khả năng giải độc và mang đến vẻ ngoài trẻ trung tươi tắn.

Những đối tượng nào có thể sử dụng cá ngựa

Hải long là vị thuốc với tính bổ và rất lành tính, có vị ngọt đặc trưng, vì thế nên có thể được sử dụng bởi nhiều đối tượng người dùng khác nhau. Nam giới gặp phải tình trạng liệt dương, yếu sinh lý, suy nhược thần kinh,… đều có thể và nên sử dụng cá ngựa. Nữ giới bị lãnh cảm hay hiếm muộn, kho thụ thai thì sử dụng cá ngựa cũng sẽ vô cùng tốt.  Ngoài ra, những người thường xuyên ho, hen suyễn cũng nên sử dụng cá ngựa để cải thiện tình trạng này. Tuy nhiên, cũng có một số đối tượng không nên sử dụng cá ngựa, có thể gây hại đến sức khỏe, cụ thể như sau:

  • Phụ nữ mang thai không nên sử dụng, nếu không rất có thể sẽ ảnh hưởng tới thai nhi, có khả năng làm thai nhi bị dị tật.
  • Người bị âm hư hỏa vượng, thường gặp các triệu chứng như nóng sót về tầm buổi chiều, thường hay khô cổ, mờ mắt, viêm họng, ù tai,… cũng không nên sử dụng cá ngựa.
  • Người gặp phải tình trạng sốt, cảm cúm nếu dùng cá ngựa có thể làm cho các triệu chứng này trở nên nặng hơn.
  • Trẻ dưới 13 tuổi không nên cho sử dụng khi không có hường dẫn hay chỉ định của bác sĩ

Một số lưu ý khi sử dụng cá ngựa

Cá ngựa là một dược liệu rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên nếu như người dùng không cẩn thận có thể gây ra một vài tác dụng không mong muốn.

  • Đầu tiên, người dùng nên sử dụng cá ngựa với liều lượng vừa phải, không nên sử dụng quá nhiều, có thể dẫn đến nguy hiểm, nếu như có thể đến các cơ sở y tế để nghe lời khuyên sử dụng phù hợp thì càng tốt.
  • Ngoài ra, cá ngựa có thể được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, vì vậy người dùng có thể đa dạng hóa cách dùng này để không bị chán ngán. Một số món ăn có thể kể đến như: Gà hầm cá ngựa, rượu ngâm cá ngựa, cháo cá ngựa,…
Cá ngựa được sử dụng là một trong vị thuốc của Trung Hoa

Cá ngựa được sử dụng là một trong vị thuốc của Trung Hoa

Phân biệt cá ngựa thật và cá ngựa giả

  Cá ngựa thật Cá ngựa giả hoặc chất lượng kém
Hình dáng bên ngoài Bề mặt cá có độ bóng, khi mang ra ánh nắng thì thấy lấp lánh, mắt cá còn trong. Cá ngựa giả không được bóng loáng, mắt cá đục.
Độ cứng và dẻo dai Nếu người dùng dùng cá ngựa khô thì cá ngựa khô thật sẽ rất cứng, đem nhúng vào trong nước thì sẽ trở nên dẻo dai và dùng tay uốn cong được nhưng lại không dễ bẻ gãy. Cá ngựa giả mục và rất dễ bị bóp vụn.
Độ khô nhám Cá ngựa thật khi sờ lên bề mặt thấy khô hoàn toàn, bề mặt cá khá nhám. Loại chất lượng kém thì sờ thấy ẩm nhiều để tăng cân nặng và có độ nhớt.
Độ nguyên vẹn Cá ngựa thật khi đến tay người dùng sẽ còn nguyên vẹn cả phần thân, phần đuôi và cặp mắt. Rất có thể không còn nguyên vẹn do rất dễ vụn vỡ.
Kích thước Cá ngựa trưởng thành khi bước vào kỳ sinh sản sẽ có kích thước từ 6cm trở lên. Cá ngựa với kích thước quá nhỏ sẽ không có nhiều dưỡng chất và khả năng trị bệnh kém hơn
Mùi vị

Cá ngựa khô loại tốt sẽ có mùi tanh nhẹ, ngửi nhiều thì thấy thơm và dễ chịu.

Khi nướng lên tỏa ra mùi rất thơm, ăn thì thấy vị ngọt và hơi mặn.

Có mùi tanh nồng nặc tạo cảm giác khó chịu và gây buồn nôn.

Có thể không có mùi vị gì hoặc ăn mủn, không thơm ngon, đôi khi đốt lên thấy mùi khét.

Báo giá cá ngựa chính xác

Hiện nay cá ngựa là loại dược liệu được cung cấp bởi rất nhiều đơn vị, giá thành vì thế mà cũng được quy định ở nhiều mức khác nhau. Giá thành này phụ thuộc vào nhiều yếu tốt khác nhau như ngồn gốc, xuất xứ, kích thước, chất lượng,…

Hiện nay trung bình cá ngựa khô được bán trên thị trường với mức giá khoảng 140.000VND đến 480.000VND/ cặp đực – cái, người dùng có thể chọn cá ở nhiều kích thước khác nhau. Các cặp cá ngựa tươi cấp đông thì có giá thành ở mứcgiá khoảng 300.000VND đến 400.000VND.

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi tổng hợp được về cá ngựa – loại dược liệu với rất nhiều tác dụng với cơ thể, đặc biệt là với nam giới. Mong rằng bài viết đã cung cấp được những thông tin hữu ích cho bạn đọc, nếu như còn có thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn tận tình.

1/5 - (1 bình chọn)
icon