Menu
Menu

Nhân sâm – Tác dụng, cách dùng và những lưu ý trước khi sử dụng

Đào Văn Quang 22 Th8, 2020 Dược liệu
Rate this post

So với đông trùng hạ thảo, nhân sâm cũng là một loại dược liệu rất quý bởi các thành phần dược chất có trong đó. Trong đông y, có một số bài thuốc sử dụng kết hợp 2 loại dược liệu đông trùng và nhân sâm với nhau nhằm mục đích tăng cường sức khỏe, hỗ trợ điều trị một số bệnh.

Tổng quát về nhân sâm

Ngay từ 3000 năm trước, con người đã sử dụng nhân sâm để bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe. Trong “Tứ đại danh dược“, nhân sâm đứng ở vị trí đầu tiên (Sâm – Nhung – Quế – Phụ), điều đó cho thấy nhân sâm giá trị đến nhường nào. Cho đến ngày nay, nhân sâm vẫn rất được ưa chuộng, cả Đông y và Tây y đều ghi nhận những lợi ích sức khỏe của loại dược liệu này. Để hiểu rõ hơn về nhân sâm, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Nhân sâm có danh pháp khoa học là Panax ginseng. Đây là loại thực vật có hoa thuộc họ Cuồng. Ngay từ khi mới được khoa học phát hiện, nhân sâm đã được coi là vị thuốc quý, đại bổ và có nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người.

Nhân sâm là dược liệu quý của y học cổ truyền

Thực tế, y học cổ truyền Trung Hoa đã sử dụng loại dược liệu này ngay từ 3000 năm trước. Trong điển dược “Thần nông bản thảo”, nhân sâm cũng được nhắc đến như là thần dược và được ví như thứ “vàng mười” đối với sức khỏe.

Các thành phần dinh dưỡng trong nhân sâm

Nhân sâm là loài thực vật mọc hoang hoặc có thể được trồng tại nhiều quốc gia châu Á như: Triều Tiên, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ. Cách đây hàng nghìn năm, con người đã tìm ra và sử dụng trong bồi bổ cơ thể và hỗ trợ bệnh tật. Khi tiến hành nghiên cứu các thành phần dinh dưỡng có trong nhân sâm, các nhà khoa học cũng đã chỉ ra nhân sâm có chứa:

  • Polysacarit
  • Ginsenosides
  • Vitamin E, C
  • IH901
  • Hơn 30 loại saponin
  • Hợp chất K
  • Peptide
  • Rượu polyacetylenic
  • Axit béo
  • Tinh dầu
  • Glucid
  • Các nguyên tố vi lượng: Kali, Mangan, selen…

Tác dụng của nhân sâm

Cũng nhờ hàm lượng dược chất quý cao mà nhân sâm đem lại rất nhiều lợi ích sức khỏe. Dưới đây là những hiệu quả đối với sức khỏe của nhân sâm đã được cả y học cổ truyền và y học hiện đại thừa nhận:

    • Bổ sung năng lượng cho cơ thể: Nhân sâm cung cấp lượng dưỡng chất dồi dào, là nguồn năng lượng để cơ thể hoạt động bình thường. Đây cũng là yếu tố giúp cho người ốm yếu nhanh chóng phục hồi cả thể chất và tinh thần. Đặc biệt, nhân sâm cũng giúp chống lại sự mệt mỏi, tăng cường chức năng miễn dịch cho bệnh nhân nan y.
    • Chống oxy hóa, giảm viêm: Trong nhân sâm có chứa hàm lượng lớn – ginsenoside hoạt chất giúp ức chế quá trình oxy hóa, chống lại sự phát triển của các gốc tự do trong tế bào. Mặt khác, ginsenoside cũng giúp ngăn chặn phản ứng viêm của cơ thể.
    • Cải thiện tinh thần, trí nhớ: Thành phần ginsenosides và hợp chất K của nhân sâm giúp bộ não ở trạng thái thoải mái nhất, cải thiện trí nhớ hiệu quả. Đồng thời, thành phần này cũng đem lại hiệu quả trong cải thiện hành vi, nhận thức cho người mắc bệnh Alzheimer.
    • Cải thiện chức năng 5inh ký nam: Từ hàng ngàn năm trước, các thái y đã sử dụng nhân sâm để bồi bổ sức khỏe, cải thiện chuyện “chăn gối” cho vua chúa và tầng lớp quý tộc. Cho đến ngày nay, lợi ích này cũng đã được y học hiện dại chứng minh với nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Hàn Quốc, Nhật Bản…
    • Hạ đường huyết, hỗ trợ bệnh nhân tiểu đường: Hoạt chất Ginsenosides của nhân sâm giúp giảm đường huyết nhờ cơ chế tác động sự sản sinh insulin ở tuyến tụy. Mặt khác, nhân sâm cũng giúp giảm cảm giác khó chịu do bệnh tiểu đường gây ra.
    • Nâng cao chức năng miễn dịch: Thử nghiệm dùng nhân sâm trên các bệnh nhân nan y cho thấy hệ miễn dịch được cải thiện đáng kể.
    • Cải thiện chất lượng giấc ngủ: Chiết xuất của nhân sâm giúp an thần, đánh tan những căng thẳng mệt mỏi, nhờ vậy mà tình trạng mất ngủ được cải thiện rõ rệt. Cũng nhờ có những giấc ngủ sâu mà cơ thể người dùng luôn khỏe mạnh, nâng cao hiệu quả học tập và làm việc.
    • Ngăn ngừa lão hóa, kéo dài tuổi thọ: Khi sử dụng nhân sâm đúng cách, đúng liều lượng sẽ giúp cải thiện quá trình lão hóa, kéo dài tuổi thọ để chị em “trẻ mãi không già”.

Nhân sâm mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe cho người sử dụng

Một số tác dụng phụ khi dùng nhân sâm

Nhờ thành phần dược chất quý, nhân sâm được sử dụng rộng rãi trong bồi bổ, tăng cường sức đề kháng, thậm chí là ngăn ngừa và giảm triệu chứng của nhiều bệnh. Tuy là dược liệu tự nhiên có độ an toàn cao, nhưng nhân sâm cũng có một số tác dụng phụ, nhất là khi lạm dụng, dùng sai cách trong thời gian dài. Các tác dụng phụ của nhân sâm có thể kể đến như:

  • Buồn nuôn, đau đầu triền miên
  • Rối loạn giấc ngủ, ngủ không sâu giấc
  • Sảy thai, dị tật thai nhi nếu mẹ bầu sử dụng
  • Đường huyết giảm nhanh, dẫn đến vã mồ hôi, cơ thể choáng váng, đau đầu, suy giảm thị lực, cơ thể run rẩy…
  • Rối loạn đông máu
  • Viêm mạch máu não khi dùng liều cao
  • Ngứa, phát ban, khó thở đối với các trường hợp bị dị ứng
  • Rối loạn chảy máu
  • Phù nề
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Co giật
  • Chảy máu âm đạo

Các loại sâm phổ biến hiện nay

Theo chuyên gia dinh dưỡng Đào Văn Quang hiện nay, trên thế giới đã phát hiện ra nhiều loại nhân sâm với thành phần và lợi ích sức khỏe vô cùng to lớn. Dưới đây là các loại sâm phổ biến nhất:

Nhân sâm Hàn Quốc

 Hàn Quốc vốn được nhắc đến là “thánh địa” của các loại nhân sâm. Từ xa xưa, người dân xứ sở kim chi đã sử dụng sâm làm thuốc bồi bổ, tăng cường sức khỏe và ngừa bệnh tật. Theo đánh giá của giới chuyên môn, Hàn Quốc là đất nước sở hữu những điều kiện tự nhiên thuận lợi để nhân sâm sinh trưởng và phát triển. Cũng chính vì thế mà nhân sâm Hàn Quốc luôn được ưa chuộng so với những dòng sâm thông thường.

Nhân sâm Hàn Quốc nổi tiếng nhất là ở vùng Geumsan – một huyện thuộc tỉnh Chungcheong nằm ở phía nam của Hàn Quốc. Đây là khu vực cho chất lượng nhất sâm tốt nhất tại xứ sở kim chi. Thậm chí, không ít nhà khoa học còn chỉ ra rằng Geumsan là nơi cho ra đời những củ sâm giàu dinh dưỡng và thành phần dược tính bậc nhất Hàn Quốc, đặc biệt là Saponin và Germanium.

Sâm Ngọc Linh Việt Nam

Sâm Ngọc Linh hay còn gọi là sâm Việt Nam được tìm thấy tại miền Trung Trung Bộ Việt Nam. Trong đó, chủ yếu là địa bàn các huyện miền núi Ngọc Linh thuộc huyện Đăk Tô và huyện Tu Mơ Rông tỉnh Kon Tum, huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam. Theo các tài liệu đều cho thấy, sâm Ngọc Linh thường sinh trưởng ở những khu vực núi có độ cao từ 1.200-2.100m, chúng thường mọc thành đám dưới tán cây rừng, nơi có nhiều mùn ẩm giàu dinh dưỡng.

Sâm Ngọc Linh của Việt Nam trong tự nhiên

Các công trình nghiên cứu về sâm Ngọc Linh Việt Nam đã chỉ ra loại sâm quý này có chứa tới 26 loại Saponin quý hiếm, trong đó có tới 24 loại hoàn toàn không có ở những loài nhân sâm khác (nhân sâm Triều Tiên chỉ có 25 loại). Cũng nhờ hàm lượng dinh dưỡng vượt trội đó, cho đến nay sâm Ngọc Linh đang được sử dụng rộng rãi trong bồi bổ, nâng cao sức khỏe và phòng chống bệnh tật. Thậm chí, sâm Ngọc Linh có giá bán ngày càng cao, vượt trội hơn hẳn so với sâm Triều Tiên.

Sâm cao ly Triều Tiên

Sâm Cao Ly, sâm Triều Tiên là loại dược liệu quý hiếm đã được sử dụng từ xa xưa. Nhờ những lợi ích sức khỏe tuyệt vời mà nhân sâm Triều Tiên được sử dụng nhiều trong các bài thuốc của Đông y. Trong sâm cao ly có chứa tới nhiều thành phần dược chất quý bao gồm: hơn 60 loại saponin, 17 loại acid amin, polyacetylenic, ginsenosides, Re, Rg1, Rb2, Rc, peptides, polysaccharides, glucid, tinh dầu… Chúng đều là những dược chất hiếm có vô vàn lợi ích đối với sức khỏe, nhất là đối với nam giới.

Sâm Mỹ

Nhân sâm Mỹ hay còn gọi là nhân sâm Hoa Kỳ – Một loại sâm có nguồn gốc từ Bắc Mỹ. Đây là một trong những loại sâm quý được nhiều người “săn lùng” và thường được những người con sống tại Mỹ mang theo làm quà khi trở về Việt Nam.

Thực tế, sâm Mỹ và sâm Tiều Tiên cùng chi với nhau nhưng do những khác biệt về môi trường sống, điều kiện sinh trưởng phát triển nên 2 loại sâm này có đặc tính, thành phần dược chất khác nhau. Sâm Mỹ có tính mát, giúp cải thiện thể trạng hiệu quả trong khi đó, sâm Triều Tiên lại bồi bổ nguyên khí…

Cách sử dụng và đối tượng dùng nhân sâm hiệu quả

Cách dùng nhân sâm

Tùy thuộc vào nhu cầu, mục đích, sở thích cũng như đối tượng sử dụng mà bạn có thể dùng nhân sâm theo những cách khác nhau. Dưới đây là một số gợi ý:

Hãm trà nhân sâm:

  • Cho vài lát nhân sâm tươi (khoảng 4-10g) vào ấm rồi thêm nước sôi.
  • Chờ khoảng 10 phút là có thể thưởng thức. Ngoài ra bạn cũng có thể tận dụng, hãm lại bã sâm 4 nước.

Nhân sâm ngâm mật ong:

  • Nhân sâm tươi rửa sạch cho vào bình thủy tinh rồi đổ mật ong với tỷ lệ 4:6.
  • Đậy kín và ngâm trong 7 ngày là có thể thưởng thức. Khi dùng lấy mật ong ngâm sâm pha cùng nước ấm và uống trước bữa ăn 15 phút.

Ngâm nhân sâm kết hợp với đông trùng hạ thảo, kỷ tử và r.ượu:

  • Sâm tươi làm sạch cho vào bình thủy tinh cẩn thận tránh làm đứt rễ, đem ngâm với đông trùng hạ thảo, kỷ tử và rượu trên 40 độ theo tỷ lệ 1 sâm: 10 rượu.
  • Ngâm trong bình thủy tinh có nắp đậy khoảng 3 tháng là có thể uống được.

Nếu bạn quan tâm chi tiết cách ngâm sâm như thế nào có thể tham khảo bài viết: Cách ngâm Rượu đông trùng hạ thảo cho từng đối tượng

ruou dong trung ha thao nhung huou ky tu

Chế biến nhân sâm thành các món ăn:

  • Gà tần sâm
  • Cơm trộn nhân sâm
  • Canh nhân sâm hạt sen
  • Cháo nhân sâm
  • Nhân sâm nấu sườn và hạt bạch quả

Đối tượng sử dụng nhân sâm

Nhân sâm phù hợp với các đối tượng sau:

  • Người gầy yếu mới ốm dậy
  • Người kém ăn, trí nhớ suy giảm
  • Đối tượng luôn trong trạng thái căng thẳng thần kinh
  • Những người háo khát, đái tháo, chức năng t.ình d.ục kém

Có thể sử dụng nhân sâm theo nhiều cách khác nhau

Tuy nhân sâm là dược liệu đại bổ nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng. Dưới đây là những đối tượng tuyệt đối KHÔNG nên dùng nhân sâm:

  • Người khỏe mạnh
  • Phụ nữ có thai
  • Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ
  • Người đang cho con bú
  • Bệnh nhân có vấn đề về huyết áp
  • Đối tượng có tiền sử bị bệnh tim mạch
  • Người đang dùng thuốc tiểu đường
  • Bệnh nhân rối loạn tiêu hóa
  • Người mất ngủ

Những kiêng kỵ khi dùng nhân sâm

  • Tuyệt đối không dùng nồi kim loại để chế biến nhân sâm vì dược chất có trong nhân sâm có thể phản ứng với kim loại gây ra chất gây hại cho sức khỏe.
  • Sau khi uống sâm, không nên ăn củ cải và đồ biển. Bởi củ cải và hải sản làm hạ khí, trong khi đó nhân sâm lại bổ khí, khi đó hai thức ăn này sẽ triệt tiêu lẫn nhau và gây hại cho sức khỏe.
  • Không cho trẻ nhỏ ăn nhân sâm bởi các thành phần trong nhân sâm khiến trẻ phát dục sớm, ảnh hưởng tới sức khỏe sau này.
  • Tránh lạm dụng mà gây hậu quả cho sức khỏe.

**Lưu ý: Tuyệt đối không lạm dụng nhân sâm để không làm hại cho sức khỏe

Địa chỉ mua nhân sâm uy tín, chất lượng

Hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều các loại sản phẩm từ nhân sâm như sâm tươi, nhân sâm khô, hồng sâm cho tới chế phẩm từ nhân sâm như nước uống hồng sâm, cao hồng sâm…. Để biết giá bán chính xác các loại nhân sâm và tìm được địa chỉ mua uy tín đảm bảo chất lượng quý vị có thể xem tại website: https://onplaza.vn/gia-nhan-sam-han-quoc

Như vậy, nhân sâm là dược liệu quý và đại bổ, phù hợp để sử dụng trong bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe. Song, người dùng cũng cần chú ý sử dụng đúng cách, đúng liều lượng để bảo vệ sức khỏe, tránh gặp tác dụng phụ không mong muốn.

icon