Quá trình hình thành và phát triển của đông trùng hạ thảo
Chương trình khuyến mại khi mua Đông trùng hạ thảo Onplaza
Đông trùng hạ thảo là một trong những loại đông dược quý của thiên nhiên. Sống ở những khu vực núi cao trên 4.500m so với mực nước biển cùng những khắc nghiệt của tự nhiên, đông trùng thảo vẫn sinh trưởng và phát triển, mang đến hàm lượng dược chất quý hiếm với nhiều lợi ích sức khỏe. Để hiểu rõ hơn về loại “thần dược” giúp “cải lão hoàn đồng” này, hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về quy trình hình thành và phát triển của đông trùng hạ thảo qua bài viết dưới đây.
Đông trùng hạ thảo có nguồn gốc từ đâu?
Đông trùng hạ thảo trong tiếng Tây Tạng được gọi là “yartsa gunbu”. Cách gọi này xuất phát từ chính quá trình sinh trưởng và phát triển của đông trùng hạ thảo khi mà vào mùa đông, loại dược liệu này mang hình dáng của côn trùng, nhưng khi mùa hè đến, chúng lại “lột xác” và biến thành một loài thực vật thực thụ.
Đông trùng hạ thảo được hình thành từ sự ký sinh của bào tử nấm trên ơ thể ấu trùng của loài sâu bướm O. sinensis. Điểm đặc biệt là những sinh vật này đều sinh sống ở khu vực các cao nguyên có độ cao trên 4.500m so với mực nước biển, nhất là các cao nguyên Vân Nam, Cam Túc, Hải Nam, Tây Tạng của Trung Quốc. Trong đó, cao nguyên Tây Tạng là nơi cho đông trùng hạ thảo với chất lượng tốt nhất. Tìm hiểu chi tiết về dòng đông trùng hạ thảo thiên nhiên sống tại cao nguyên Tây Tạng >> Ở ĐÂY
Ngay từ thế kỷ 17, đông trùng hạ thảo đã được xem là “thần dược” của nền y học cổ truyền. Nhưng vì sự quý hiểm và đắt đỏ mà từ xa xưa, đông trùng hạ thảo chỉ được dùng cho vua chúa, quý tộc, tầng lớn thường dân ít có cơ hội sử dụng. Cho đến ngày nay, nhiều khu vực ở Tây Tạng đã hình thành nên nền công nghiệp khai thác đông trùng hạ thảo, tạo ra công việc với nguồn thu nhập chính cho người dân.
Các giai đoạn phát triển của đông trùng hạ thảo
Tên gọi đông trùng hạ thảo xuất phát từ chính quá trình sinh trưởng, phát triển của loại dược liệu này. “Đông trùng, hạ thảo” được chia thành 2 phần rõ rệt là “đông trùng” – phần con, và “hạ thảo” – phần cây. Khi ở mùa đông, đông trùng hạ thảo mang hình dáng của một loài động vật, nhưng khi mùa hạ tới kéo theo những cơn mưa thì đông trùng hạ thảo mang hình dáng của loài thực vật.
Quá trình sinh trưởng và phát triển của đông trùng hạ thảo trải qua 4 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Bướm O. sinensis đẻ trứng và nở ra ấu trùng
Khu vực các cao nguyên có độ cao trên 4.500m của Trung Quốc là nơi có điều kiện tự nhiên vô cùng khắc nghiệt, nhiệt độ ban ngày và ban đêm ở đây có thể chênh lệch đến hàng chục độ C. Cùng với đó, cao nguyên luôn bị bao phủ bởi một lớp sương mờ dày đặc. Nhưng bù lại là nơi đây có nguồn nước ngầm tinh khiết, cung cấp ẩm cho sự phát triển của đông trùng hạ thảo ngay từ khi chỉ là những ấu trùng.
Ở giai đoạn này, loài bướm thuộc chi Thitarodes sinh trưởng và phát triển tại những khu vực cao cao nguyên có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt. Chúng sinh sản vào mùa thu, sau đó đẻ trứng trong đất và nở ra các ấu trùng sâu non.
Giai đoạn 2: Ấu trùng sâu non phát triển
Say khi được sinh ra bởi loài bướm thuộc chi Thitarodes, ấu trùng tiếp tục sinh trưởng và phát triển trong lòng đất nhờ các chất dinh dưỡng có trong đất và rễ cây. Cũng nhờ chính những yếu tố về thổ nhưỡng, nhiệt độ, ánh sáng… tại các cao nguyên kể trên mà ấu trùng có thể sinh trưởng thuận lợi.
Giai đoạn 3: Ấu trùng bị ký sinh bởi bào tử nấm
Ngủ đông trong suốt mùa đông lạnh giá, xuân tới cũng là thời điểm ấu trùng sâu non đủ trưởng thành và bắt đầu bị kí sinh bởi bào tử nấm khi “ăn nhầm” bào tử nấm hoặc nấm chui vào ký sinh ở ấu trùng thông qua lỗ thở. Còn về phần các bào tử nấm, chúng được phát tán bởi loài nấm Ophiocordyceps sinensis thuộc nhóm nấm Ascomycetes ở khắp nơi, sau đó nhờ dòng nước mà chúng thấm vào đất để gặp ấu trùng sâu non.
Giai đoạn 4: Đông trùng hạ thảo trồi lên từ đầu ấu trùng
Sau khi bị bào tử nấm xâm nhập, ấu trùng sâu non dần bị hút hết chất dinh dưỡng và chết đi. Đến khoảng cuối tháng 4 bào tử nấm phát triển mạnh và trồi lên mặt đất từ chính đầu của ấu trùng. Sau đó, đông trùng hạ thảo sẽ sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 7, đây cũng là thời điểm phù hợp để thu hoạch đông trùng hạ thảo và cho chất lượng tốt nhất.
Nếu vẫn còn tò mò về hình ảnh của đông trùng hạ thảo sau khi trưởng thành thì các bạn có thể xem thêm ở album ảnh của Đông trùng hạ thảo Onplaza tại link: https://www.flickr.com/photos/dongtrungtaytangonplaza/albums/72157715191468973
Như vậy, quá trình sinh trưởng và phát triển của đông trùng hạ thảo bao gồm 4 giai đoạn. Đó là sự xâm nhập của bào tử nấm trên cơ thể ấu trùng sâu non, do vậy mà đông trùng hạ thảo vừa mang hình dáng của động vật, vừa mang hình dáng của thực vật. Chính quá trình hình thành đặc biệt này đã giúp đông trùng hạ thảo có được hàm lượng dược chất quý, vượt trội hơn hẳn so với những dược liệu thông thường.